Trầm cảm ở trẻ em là một vấn đề sức khoẻ tham thần phổ biến hơn chúng ta tưởng tượng. Có 1% trẻ dưới 6 tuổi, 5% trẻ vị thành niên và 10% trẻ khuyết tật từng trải qua một mức độ nhất định của trầm cảm trong một thời điểm của cuộc đời. Khi trẻ bị mắc trầm cảm, việc khám tâm lý và tìm đến sự trợ gíup của các chuyên gia tư vấn tâm lý là rất cần thiết. Nhưng trước đó cha mẹ cần làm gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Điều đáng báo động của trầm cảm đó là một trong những hậu quả của nó là việc doạ tự tử hoặc tự tử ở trẻ em. Ở các nước phát triển, tự tử là một trong những nguyên nhân tử vong hàng đầu của độ tuổi từ 15-24 tuổi. Trình trạng cũng được coi là hệ quả từ bối cảnh kinh tế – xã hội ngày nay: Trẻ em không được người lớn chuẩn bị đủ chín chắn để đón nhận khó khăn các giai đoạn trong cuộc đời.
Đặc điểm trầm cảm ở trẻ em
Tính khí trầm buồn.
Trẻ có một nỗi buồn dai dẳng, xâm chiếm vừa cuộc sống hàng ngày, thể hiện qua thái độ rụt rè, nói năng nhỏ nhẹ, khép kín, mắt thường nhìn lờ đờ, đôi khi cáu gắt và giận dữ. Sự trống vắng, buồn chán và thờ ơ làm trẻ mất sinh động. Trẻ tìm kiếm cảm giác một mình và có thể trải qua nhiều giờ một cách thụ động với một tác nhân nào đó như xem ti-vi rồi mệt lả đi. Trẻ không thấy yêu mình, đánh giá thấp về bản thân.
Trẻ chậm vận đông và không muốn vận động
Trẻ biểu hiện bằng việc mệt mỏi từ lúc sáng dậy, trễ nải, tư thế khựng lại. Trong trường hợp ngượi lại, trẻ cũng có thể biểu hiện ra ngoài bằng một hành vi kích động. Trẻ trở nên hung dữ với người xung quanh nhưng cũng có thể với bản thân, và làm đau chính mình.
Rối loạn thực thể
Thông thường trẻ thường không thấy ngon miệng, nổi bật là việc không thèm ăn, biếng ăn ở trẻ nhỏ. Ở trẻ vị thành niên thì có thể chán ăn hoặc háu ăn hơn, ăn vô độ hơn để lắp đầy khoảng trống mà mình đang cảm thấy. Giấc ngủ bị thay đổi khá lớn: mất ngủ hoặc ngủ vô độ. Trẻ thường kèm theo đau bụng, đau đầu, cho đến những biểu hiện phức tạp hơn là uống rượu và sử dụng chất kích thích.
Trầm cảm ở trẻ em thường đi với việc học tập.
Trầm cảm và thất bại trong học tập thường đi đôi với nhau. Đầu tiên là việc học khó hơn, đạt kế quả thấp hơn và không chịu được sự cạnh tranh với bạn bè. Những khó khăn, những thay đổi hành vi và tính khí của các em lại càng khiến bạn bè chú ý. Một đứa trẻ có khó khăn thường chọn cách phản kháng để tránh hoặc từ chối việc học.
Các dấu hiệu này có thể xuất hiện riêng lẻ hoặc cùng nhau và đều phải được quan tâm, chú ý bởi bố mẹ, người giám hộ. Các dấu hiệu này thường dễ nhận biết và diễn ra trong thời gian dài, sau đó có chiều hướng trầm trọng hơn.
Cha mẹ nên làm gì?
Việc quan trọng nhất là cha mẹ sẽ nhận ra được sự thay đổi của con mình. Nếu cha mẹ nghi ngờ con mình đang có khó khăn về mặt tinh thần, hãy khuyến khích con nói những gì con đang cảm nhận. Nếu thực sự con mắc trầm cảm, hãy cùng con vượt qua nó và không có một bài học đạo đức hay lý luận nào có thể áp dụng để giải quyết tình hình. Hãy để cho trẻ hiểu rằng ước muốn duy nhất của cha mẹ là giúp con vượt qua nó. Cha mẹ luôn ở bên cạnh đồng hành cùng con và giúp con thay đổi.
Đâu đó trong quá trình chữa bệnh, cha mẹ sẽ khó chịu với những nhu cầu của trẻ trầm cảm hoặc tự cảm thấy mình có lỗi dẫn đến việc con mình bị bệnh. Cha mẹ cần chập nhận là việc này sẽ xảy ra thường xuyên trong quãng thời gian sắp tới và làm quen với nó. Thay đổi cách suy nghĩ là điều cha mẹ nên làm lúc này, những việc đó xảy ra do con mình bị bệnh và mình cần giúp con vượt qua những việc này.
Việc điều trị trầm cảm là cả một quá trình lâu dài. Cha mẹ nên tìm kiếm sự trợ giúp từ các nhà chuyên môn (bác sĩ tâm thần và chuyên gia trị liệu tâm lý). Bên cạnh đó là sự chia sẻ từ các thành viên trong gia đình, người thân, bạn bè và thầy cô giáo của con. Sự kết hợp của tất cả những yếu tố xunh quanh trẻ một cách đồng thời và hợp lý sẽ giúp trẻ vượt qua được bệnh.
Nên nhớ trầm cảm không phải một bệnh đánh xấu hổ, việc nói ra sẽ giúp cha mẹ thanh thản hơn và giúp huy động sức mạnh của nhiều người xung quanh.