Chúng mình không thể nhấn mạnh đủ sự quan trọng của việc sử dụng kem chống nắng được vì nó quá quá quan trọng, vô tình bỏ quên sẽ làm da chúng ta lão hóa với tốc độ chóng mặt, các khuyết điểm lộ rõ hơn, và quan trọng nhất là nguy cơ ung thư da tăng cao vùn vụt.
Tia Tử Ngoại/ Tia UV là gì?
UV là viết tắt cho UltraViolet, UV Rays chính là các Tia cực tím, các tia UV. Những tia này không nhìn thấy được bằng mắt thường, đem theo năng lượng từ Mặt Trời đến Trái Đất với từng mức độ xuyên thấu khác nhau. Có 3 dạng tia tử ngoại là UVA, UVB và UVC. Tất cả đều có hại cho da từ 9h sáng trở đi, nên việc bảo vệ da khỏi tiếp xúc với chúng là cực kì cần thiết!
(trước 9h sáng, với cường độ thấp thì các tia này được chứng minh là có lợi nhiều hơn hại, do giúp kích thích sản sinh Vitamin D)
- Tia UVC là tia ngắn nhất và cũng có hại nhất vì là những tác nhân ghê gớm nhất trong việc gây ung thư. Rất may là phần lớn số tia UVC đã được hấp thụ hoặc phản xạ bởi tầng ô-zôn nên không thể đến được bề mặt trái đất.
- Tia UVB chính là loại tia gây ra cháy nắng và góp phần gây ung thư. Chúng thường tác động trực tiếp và mạnh mẽ nhất lên bề mặt ngoài cùng của da, nơi hội tụ các loại tế bào da. Khi bị UVB tác động, ADN của các tế bào da sẽ bị phá hủy hoặc thay đổi, dẫn đến tổn thương da nghiêm trọng 🙁 Nhớ đến UVB là nhớ đến các tổn thương da có thể thấy được ngay.
- Tia UVA chiếm 95% bức xạ tia cực tím, có mặt mọi lúc mọi nơi, mọi mùa trong năm, xuyên được qua các loại kính và vải. Đây mới là kẻ thù đáng gờm nhất của chị em chúng mình, do chúng chính là thủ phạm hủy hoại nhan sắc và sự trẻ đẹp của làn da kinh khủng nhất. Chúng tăng tốc quá trình lão hóa của da chúng mình bằng cách tạo ra những đốm đồi mồi, các nếp nhăn, tiêu hủy collagen và elastin của da, làm giảm độ đàn hồi của da, làm các nốt sẹo mụn rõ màu hơn, và da loang lổ. Nhớ đến UVA là nhớ đến các tổn thương da âm thầm nhưng khó khắc phục, không thấy được ngay.
Dùng kem chống nắng nào bây giờ?
Kem chống nắng được chia làm 2 loại: Kem chống nắng vật lý (Sunblock) và Kem chống nắng hóa học (Sunscreen)
- Kem chống nắng vật lý – Sunblock/Physical Sunscreen được cấu thành bởi các chất mà khi apply sẽ nằm trên bề mặt da, tạo thành một lớp chắn vững chãi giúp phản xạ và ngăn chặn các tia UV, khiến chúng không thể xuyên thấu vào da được. Thành phần chính của sunblock là titanium dioxide và zinc oxide (cả 2 đều bảo vệ tốt và ít gây kích ứng cho da). Tuy nhiên sunblock thường có nhược điểm là tạo nên một tấm màng trắng mờ khi thoa lên mặt, nhưng dạo gần đây công nghệ mỹ phẩm tiên tiến đã giúp giảm độ lộ liễu của lớp trắng này, hoặc biến chúng thành những lớp màu hồng, vàng, để hòa quyện với màu da một cách tự nhiên nhất!
Kem chống nắng vật lý bền vững hơn, không bị giảm hiệu quả bảo vệ dưới nắng, không phải bôi lại nhiều lần trong 1 ngày. - Kem chống nắng hóa học – Sunscreen/Chemical Sunscreen hoạt động như một màng lọc hóa học, bằng cách thu và thẩm thấu các tia UV, chúng sẽ tự xử lý và phân hủy chúng trước khi các tia này có thể làm tổn hại đến da. Có một điều cần lưu ý là sunscreen thường chứa nhiều hóa chất dễ gây kích ứng hơn, nên hạn chế dùng cho da nhạy cảm hoặc da em bé. Oxybenzone và mexoryl là hai thành phần an toàn của sunscreen, đã được FDA cấp phép sử dụng.
Các chỉ số trên bao bì
SPF
Đây là chỉ số bảo vệ làn da khỏi tia UVB với kem chống nắng (tiếng Anh là Sun Protection Factor). Các nhà khoa học đã đo chỉ số này bằng cách để da tiếp xúc với ánh nắng nhân tạo trong những khoảng thời gian nhất định, khi dùng và khi không dùng kem chống nắng và ghi lại kết quả.
Giả dụ khi đi dưới nắng, da bạn sẽ bị cháy đỏ sau 5 phút. Như vậy, với mỗi đơn vị SPF, da bạn sẽ được bảo vệ dài hơn 5 phút. SPF15 sẽ bảo vệ da bạn suốt 15x5=75 phút, SPF 30 là 30x5=150 phút.
Tất nhiên, sẽ có những người bị cháy đỏ trong 3 phút, hoặc 20 phút lận, thế nên cùng một tuýp kem chống nắng có chung chỉ số SPF mà có thể bảo vệ được người này lâu hơn, người kia không lâu bằng đấy ạ. Nhưng để đơn giản hóa vấn đề, tớ nghĩ chúng mình cứ dùng con số 10 cho tất cả mọi trường hợp để tính toán nhé các cô gái
Ngoài ra, chỉ số SPF còn thể hiện % lượng tia UVB kem chống nắng ngăn chặn được nữa. Không phải có chỉ số SPF gấp đôi là lượng tia tử ngoại chắn được khỏi da sẽ nhiều gấp đôi đâu nhé! Cụ thể như sơ đồ thế này:
Chỉ số PA
Chính là để chỉ độ bảo vệ làn da khỏi tia UVA kinh khủng đây ạ. Càng nhiều dấu cộng thì cảng bảo vệ được tốt, trên thị trường bây giờ có đến tận PA++++ rồi 😀 Ngoài ra, một số loại sẽ sử dụng hình ngôi sao thay vì chỉ số PA, 4-5 sao là tốt nhất, ít hơn thì không bằng. Hãy nhớ tìm cả từ khóa ‘broad spectrum‘ hoặc ‘full spectrum‘ nữa nhé.
Nếu không thấy đả động gì đến chỉ số PA theo một trong 3 cách trên thì hãy nhanh tay bỏ luôn em ấy ra ngoài giỏ thôi.
Sử dụng kem chống nắng đúng cách
- Luôn lắc lọ kem chống nắng trước khi bôi để các thành phần được trộn nhuyễn vào nhau
- Hãy bôi kem chống nắng trước khi ra khỏi nhà 20′ (trước khi makeup và mặc quần áo là chuẩn!)
- Phải sử dụng một lượng đủ, kem chống nắng mới có tác dụng. Cho những ngày nằm dài trên bãi biển hoặc phơi mình dưới nắng, cần một lượng đổ vừa lòng bàn tay người lớn để bôi lên toàn cơ thể nhé (đầy là 1 shot glass mà hay dùng để uống rượu cơ í). Còn nếu chỉ cho mặt và cổ không thôi, thì 1/3 chỗ này là đượcokie rồi
- Xoa đều cho đến khi không thấy màu trắng trên da nữa là xong!
- Bôi lại sau 2-3 tiếng nếu bạn hì hụchụp tắm biển hoặc bị mồ hôi chảy ra ròng ròng cuốn hết đi KCN nhé.
Lời cuối cùng trước khi chào tạm biệt, cho chúng mình được xin phép nhắc lại: Đừng ra đường khi chưa thoa kem chống nắng nhé!
Theo Loveat1stshine
[…] Chỉ số SPF50 PA+++ phù hợp với nhu cầu sử dụng hàng ngày, không tiếp xúc quá nhiều và thường xuyên với ánh nắng mặt trời (đọc thêm về chỉ số SPF và PA) […]