Hiện nay nhiều chị em suy nghĩ tới việc lựa chọn hút mỡ bụng như là một phương pháp giúp giảm mỡ, giảm cân hiệu quả và “”mì ăn liền”. Tuy nhiên, trước khi thực hiện thường có nhiều lăn tăn, lo lắng như hút mỡ bụng có nguy hiểm không, có đau lắm không, quy trình thực hiện như thế nào? Hãy cùng bantinsuckhoe giải đáp những băn khoăn này trong bài viết dưới đây.

Thế nào là hút mỡ bụng?

Đây là một phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ được dùng để loại bỏ lượng mỡ dư thừa có ở bụng, giúp cải thiện hình dáng cơ thể. Thủ thuật này được thực hiện khi các phương pháp khác như tập luyện, thay đổi chế độ ăn uống không giúp loại bỏ các chất béo tại bụng hoặc bạn muốn giảm mỡ bụng một cách nhanh chóng.

Quy trình hút mỡ thực hiện ra sao?

Giai đoạn trước phẫu thuật

Trước khi tiến hành phẫu thuật hút mỡ bụng, bạn sẽ được các bác sĩ trao đổi và thực hiện các công việc sau:

  • Thống nhất với bác sĩ về lượng mỡ mong muốn giảm
  • Chia sẻ với bác sĩ về tiền sử bệnh tật, tình trạng sức khỏe cũng như các loại thuốc và thực phẩm chức năng đang sử dụng
  • Thực hiện các yêu cầu của bác sĩ về việc cần phải ngưng sử dụng một số loại thuốc trước ít nhất 2 tuần trước khi làm phẫu thuật. VD: chất làm loãng máu, thuốc kháng viêm NSAIDs…

Giai đoạn thực hiện phẫu thuật

Trước tiên, bác sĩ sẽ đánh dấu các vòng tròn và đường kẻ trên vùng bụng để xác định chính xác vùng hút và dáng bụng khách hàng mong muốn sau phẫu thuật. Thực hiện hút mỡ theo một trong các kỹ thuật sau:

  • Hút mỡ bằng sóng siêu âm (UAL)

Đây là phương pháp được kết hợp cùng với kỹ thuật Tumescent liposuction. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ đưa vào dưới da một thanh kim loại với tác dụng phát năng lượng siêu âm. Năng lượng siêu âm này có thể phá vỡ thành tế bào của chất béo, hoá lỏng các tế bào mỡ để hút loại bỏ mỡ dễ dàng hơn.

  • Hút mỡ bằng kỹ thuật Tumescent liposuction

Khi thực hiện kĩ thuật này, bác sĩ sẽ tiêm một dung dịch vô trùng vào khu vực cần được xử lý nhằm loại bỏ chất béo sao cho tránh gây đau cho bệnh nhân và đồng thời có tác dụng làm co lại mạch máu. Sau khi tiêm, vùng bụng được can thiệp sẽ sưng lên và cứng lại. Lúc này bác sĩ sẽ rạch một vết nhỏ trên da và đưa vào vào một ống thông. Ông thông nối với chân không sẽ hút mỡ và chất lỏng ra khỏi cơ thể. 

  • Hút mỡ bằng kỹ thuật laser

Với kỹ thuật này, bác sĩ sẽ sử dụng ánh sáng laser cường độ cao để hoá lỏng chất béo, giúp dễ dàng loại bỏ. Chất béo sau khi được hóa lỏng sẽ được đưa ra cơ thể bằng ống thông.

  • Hút mỡ bằng lực

Đây là kỹ thuật mà bác sĩ sẽ di chuyển một ống thông qua lại với tốc độ cao ngay vùng mỡ dưới da. Sự rung động giúp dễ dàng lấy ra chất béo đặc. Phương pháp này được cho là ít gây đau và sưng, giúp loại bỏ chất béo với độ chính xác cao.

Hiện nay, có nhiều phương pháp hút mỡ bụng khác nhau. Nguồn: Internet

Giai đoạn phục hồi

Tuỳ thuộc vào phương pháp mà bạn lựa chọn, bạn có thể cần nằm hoặc không cần nằm viện hậu phẫu. Sau phẫu thuật, vài tuần đầu bạn có thể bị bầm, sưng hoặc đau nhức tại vị trí hút mỡ và có thể được yêu cầu đeo băng nén (đai định hình) trong 1-2 tháng sau phẫu thuật để giảm sưng cũng như sử dụng một số loại thuốc kháng sinh ngừa nhiễm trùng.

Giai đoạn sau phục hồi

Những thay đổi sẽ thấy rõ trong 4-6 tuần đầu tiên sau phẫu thuật. Hầu hết các nàng sau can thiệp hút mỡ bụng đều cảm thấy hài lòng với kết quả đạt được.

Vậy có nên hút mỡ bụng không?

Việc bạn quyết định lựa chọn nên – không nên hút mỡ bụng sẽ dựa vào các tiêu chí sau:

  • Những người mắc các bệnh lý như tiểu đường, rối loạn đông máu, tim mạch… tuyệt đối không được phẫu thuật;
  • Những người trên 40 tuổi, không còn nhu cầu sinh đẻ có thể thực hiện hút mỡ bụng;
  • Nếu không thích ứng với các loại gen bụng (đai định hình) thì không nên thực hiện phẫu thuật vì không tạo hình được vùng eo sau hút mỡ.

Các nàng lưu ý, hút mỡ bụng là một phẫu thuật lớn, tương đương với một cuộc đại phẫu và tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra trong quá trình hút. Do đó, hãy tìm tới cơ sở uy tín và lắng nghe tư vấn của bác sĩ trước khi quyết định hút mỡ bụng nhé!

Ý Ly