Trong các số các biểu hiện của dị ứng gồm mề đay, mẩn ngứa…, “Sốc phản vệ là phản ứng nghiêm trọng nhất và cần được sơ cấp cứu kịp thời nếu không sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ. Những gia đình có trẻ từng hoặc có nguy cơ bị sốc phản vệ thì việc chuẩn bị kiến thức và kỹ năng sơ cấp cứu là cực kỳ quan trọng

Sốc phản vệ là gì?

Sốc phản vệ là tai biến dị ứng nghiêm trọng, gây tử vong nếu không được xác địnhvà xử lý kịp thời.

Các triệu chứng xuất hiện nhanh, ngay lập tức hoặc 30 phút sau khi tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên (nguyên nhân gây dị ứng).

Các yếu tố dị nguyên thường gây ra sốc phản vệ nhất là:

  • Thức ăn: Lạc (đậu phộng), các loại hạt (như hạt hạnh nhân, đậu Brazil, hạt điều, hạt hồ đào và hạt óc chó), các loại hải sản có vỏ (tôm cua sò hến), cá, sữa và trứng. Trong một số ca hiếm, sốc phản vệ có thể xảy ra do ăn một vài loại thực phẩm ngay sau khi thể dục vận động.
  • Vết chích côn trùng: các loại ong như ong bắp cày, ong vò vẽ vàng hoặc kiến lửa.
  • Một số loại thuốc như thuốc kháng sinh và thuốc chống co giật/động kinh. Tuy nhiên, bất kỳ loại thuốc nào đều có thể gây ra các phản ứng nghiêm trọng nếu trẻ có cơ địa dị ứng với loại thuốc đó, vì vậy hết sức cẩn trọng khi sử dụng thuốc cho trẻ.

Các triệu chứng thông thường nhất của sốc phản vệ

  • Da – ngứa, nổi mề đay, đỏ, sưng.
  • Mũi – hắt hơi, nghẹt mũi, chảy mũi nước.
  • Miệng – ngứa, môi, mí mắt hoặc lưỡi sưng phồng.
  • Cổ họng – ngứa, hẹp do thành bên bị sưng, khó nuốt, khàn giọng.
  • Hô hấp – thở gấp, ho, thở khò khè, đau ngực, cảm thấy khó thở.
  • Tuần hoàn – mạch yếu hoặcnhanh
  • Tiêu hóa – buồn nôn, nôn, tiêu chảyt.
  • Hệ thần kinh – chóng mặt, ngất xỉu, tay run, toát mồ hôi.

Sơ cứu khi trẻ bị sốc phản vệ

Vì các triệu chứng của sốc phản vệ xảy ra rất nhanh và rất nguy hiểm, nên khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu sốc phản vệ, bố mẹ nên đưa trẻ tới cơ sở y tế/gọi xe cấp cứu.

Trong lúc chờ đợi sự hỗ trợ của nhân viên y tế, ngay lập tức cách ly trẻ với dị nguyên và liên tục theo dõi sát tình trạng của trẻ. Nếu trẻ bắt đầu có dấu hiệu của ngừng tuần hoàn, tiến hành hồi sinh tim phổi (ép tim và thổi ngạt).

Những điều cần làm gì gia đình có trẻ từng bị sốc phản vệ hoặc có nguy cơ sốc phản vệ

  • Nếu chưa rõ nguyên nhân/yếu tố dị nguyên gây sốc phản vệ, cha mẹ nên đưa con đến gặp các chuyên gia dị ứng và thực hiện các xét nghiệm để tìm ra dị nguyên, từ có có các biện pháp tránh tiếp xúc cho trẻ. 
  • Hiện nay một số loại dị ứng cũng đã có phác đồ điều trị hoặc thuốc tiêm phòng dị ứng. Cha mẹ nên đưa con mình tới bệnh viện để được tư vấn và giúp đỡ.
  • Loại thuốc chính dùng để điều trị sốc phản vệ là epinephrine (adrenalin). Thuốc này cần phải được bác sĩ kê đơn. Nếu con bạn có nguy cơ cao hoặc đã từng bị sốc phản vệ, bạn phải luôn luôn chuẩn bị sẵn epinephrine.
  • Trẻ đủ lớn sẽ được dạy cách tự dùng epinephrine khi cần thiết. Thuốc này được đóng 1 liều chuẩn trong ống tiêm tự động (EpiPen hoặc Auvi-Q) để dễ sử dụng.
  • Trẻ có nguy cơ bị sốc phản vệ nên luôn có sẵn thuốc ở trường cùng với hướng dẫn sử dụng ra sao và khi nào từ bác sĩ. 

Cách phòng chống Sốc phản vệ nói riêng và dị ứng nói chung cho trẻ

  • Đóng kín cửa sổ trong mùa phấn hoa, đặc biệt là trong các ngày gió, khô – đó là thời điểm có nhiều phấn hoa nhất.
  • Giữ nhà cửa sạch sẽ và khô ráo để giảm mốc và mối mọt.
  • Tránh nuôi thú nuôi và trồng cây trong nhà.
  • Tránh những thứ mà bạn biết sẽ gây ra các phản ứng dị ứng cho bé.
  • Không để ai hút thuốc gần con bạn, đặc biệt là trong nhà và trong xe.

Trên đây là toàn bộ thông tin về Bí kíp sơ cấp cứu cho trẻ bị sốc phản vệ? Hi vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất. Hãy theo dõi các bài viết tiếp theo của Bản tin sức khoẻ bạn nhé!