Câu hỏi: Xin bác sĩ cho biết nếu tôi ăn nhiều đường thì tôi có bị tiểu đường không?

Trả lời:

Tiểu đường (đái tháo đường) là tình trạng sức khỏe mạn tính khiến lượng đường huyết trong cơ thể tăng cao.

Nguyên nhân cơ bản gây bệnh tiểu đường rất đa dạng, tùy thuộc là loại đái tháo đường mắc phải. Tuy nhiên, dù mắc loại tiểu đường nào thì bệnh vẫn dẫn đến lượng đường trong máu cao, từ đó gây nên hàng loạt vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Hiện nay, có 2 loại tiểu đường đó là tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2.

Tiểu đường tuýp 1 xuất hiện khi các tế bào trong tụy có chức năng sản xuất insulin bị phá hủy, cơ thể không tự sản xuất được insulin. Những người mắc bệnh sẽ phải dùng insulin nhân tạo mỗi ngày. Tiểu đường type 1 xảy ra là do hệ miễn dịch của cơ thể gặp vấn đề. Do vậy, tiểu đường tuýp 1 không có liên quan đến chế độ ăn nhiều đường.

Các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2 bao gồm: Thừa cân, tiền sử gia đình mắc tiểu đường, mức HDL cholesterol cao hơn 40 hoặc 50 mg/dL, tiền sử mắc tăng huyết áp, bị tiểu đường thai kỳ hoặc con sinh nặng cân (bé nặng hơn 4kg), bệnh sử buồng trứng đa nang, trên 45 tuổi, lười vận động.

Như vậy, đường không gây ra bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, ăn quá nhiều đường (thực phẩm hay đồ uống có đường) sẽ gây tăng cân và dẫn đến bệnh tiểu đường type 2 ở một số người. Ngoài ra, đường không phải là nguyên nhân duy nhất gây tăng cân. Việc tăng cân do chế độ ăn làm tăng nguy cơ gây bệnh tiểu đường là sự kết hợp của nhiều thực phẩm khác nữa.

Nguồn: Tổng hợp

Sam