Lông cơ thể thì ai cũng có nhưng nếu chúng mọc dày ở những vị trí như cẳng tay, cẳng chân, nách thì vừa gây mất thẩm mỹ vừa gây khó chịu. Rất nhiều nàng có nhu cầu loại bỏ hoàn toàn lông tại những vị trí này bằng các phương pháp triệt lông khác nhau. Vậy nàng có biết hiện tại có những phương pháp triệt lông nào cũng như triệt lông dạng nào đang là xu thế không? Cùng bantinsuckhoe.vn tìm hiểu ngay về triệt lông trong bài viết này.

Quá trình hình thành và “lớn lên” của vi-ô-lông

Trước khi tìm hiểu có những phương pháp triệt lông nào và làm thế nào để nàng chọn được cho mình một phương pháp phù hợp với mình, chúng ta hãy đi từ gốc rễ của vấn đề, đó là lông hình thành và phát triển thế nào.

Vi-ô-lông “lớn lên” từ một đơn vị lông-tuyến bã nằm ở lớp trung bì của da. Mỗi đơn vị này gồm một sợi vi-ô-lông nằm trong nang lông, tuyến bã và cơ dựng lông. Vi-ô-lông được “nuôi dưỡng” trong nang lông, dài dần và đẩy ra phía ngoài da qua lỗ chân lông.

Quá trình “lớn lên” trải qua 3 giai đoạn:

  • Hoạt động (anagen): lông dài dần và tổn tại trên bề mặt da
  • Thoái triển (catagen): lông thoái hóa và tự rụng khỏi bề mặt da
  • Nghỉ (telogen): sau khi rụng nang lông trống và lông mới chưa phát triển

Lông ở trạng thái nghỉ sẽ dễ dàng loại bỏ hơn vì đang tồn tại trực tiếp trên da. Nếu triệt lông ở giai đoạn nghỉ dễ gây trường hợp sạch “giả” do những lông ở trạng thái này sau đó vẫn có thể phát triển và mọc trở lại. Đó là vì sao kể cả triệt lông vĩnh viễn các lông hoạt động thì sau đó vẫn có lông mọc lại.

Cấu tạo của đơn vị lông. Nguồn: bantinsuckhoe.vn

Các phương pháp loại bỏ lông

Có 2 nhóm phương pháp chính để loại bỏ vùng lông không mong muốn trên cơ thể, đó là các phương pháp loại bỏ lông tạm thời và phương pháp loại bỏ lông vĩnh viễn. Trong bài viết này, sẽ tập trung làm rõ tới các nàng các phương pháp triệt lông vĩnh viễn.

Có 2 phương pháp chính để loại bỏ lông trên cơ thể. Nguồn: Internet

Phương pháp triệt lông vĩnh viễn sử dụng điện phân hủy

  • Cơ chế thực hiện:

Sử dụng một điện cực rất nhỏ cắm vào tận nang lông sau đó đưa dòng điện vào để đốt, phá hủy nang lông. Từ đó sợi lông đáng nhẽ phát triển trong nang lông này sẽ không thể tiếp tục sinh ra và phát triển được nữa. Đây là một phương pháp cũ và tổn tại khá nhiều bất tiện.

  • Nhược điểm:

Đòi hỏi phá hủy từng nang lông vì vậy tốn rất nhiều thời gian đặc biệt tại những vùng có diện tích rộng như cẳng tay, cẳng chân… Kỹ thuật thực hiện phức tạp cũng như có nhiều nguy cơ tiềm ẩn cho người thực hiện như đau đớn, nhiễm trùng vùng da triệt, sẹo…

Triệt lông bằng phương pháp điện phân hủy (electrolysis). Ảnh : Internet

Phương pháp triệt lông bằng laser, ánh sáng

  • Cơ chế thực hiện:

Dựa trên nguyên lý quang nhiệt chọn lọc (selective-photothermolysis), năng lượng của laser và ánh sáng sẽ được hấp thụ rất mạnh bởi melanin (chất tập trung chủ yếu dọc theo các sợi lông và nang lông để tạo màu đen của sợi lông). Khi laser hoặc ánh sáng được bắn lên da, năng lượng và nhiệt sẽ phá hủy các tế bào sắc tố và mầm nang lông, làm nang lông yếu đi không còn hoặc giảm khả năng “sinh sản” tạo ra sợi lông mới.

Đồng thời, một phần nhỏ năng lượng laser và ánh sáng cũng tác động chọn lọc lên hemoglobin và oxyhemoglobin (thành phần tạo nên màu đỏ của máu). Sự tác động này làm tắc các mạch máu nhỏ cung cấp máu đến nuôi dưỡng nang lông, góp phần làm “suy yếu” nang lông.

  • Ưu điểm: 

Cực kỳ an toàn và hạn chế tối đa biến chứng sau khi thực hiện. HIệu quả triệt lông cao, không gây đau, không cần chăm sóc quá kỹ sau triệt lông. Thích hợp với triệt tại những vùng da có diện tích lớn vì triệt lông cùng lúc được trên một vùng da rộng.

  • Nhược điểm:

Chỉ có thể triệt được các loại lông tối màu, lông cứng do khả năng bắt năng lượng thích hợp nhất với những loại lông này. Có một số trường hợp có thể gây kích ứng, bỏng da nhẹ hoặc tăng sắc tố vùng da…do lựa chọn năng lượng, kỹ thuật không phù hợp (tuy nhiên nhược điểm này có thể khắc phục được nếu quá trình thăm khám và lên liệu trình được tiến hành cẩn thận với chuyên gia có kinh nghiệm). Chỉ tác động đến các sợi lông hoạt động, rất ít tác động được tới lông ở trạng thái nghỉ, do đó khả năng lông mọc lại vẫn có.

Triệt lông bằng laser hoặc ánh sáng. Nguồn: Internet

Triệt lông bằng kem bôi Vaniqa

Vaniqa là một dược phẩm, được bào chế dưới dạng kem bôi tại chỗ, có thành phần chính là eflornithine hydrochloride. Vaniqa có tác dụng triệt lông vĩnh viễn thông qua cơ chế gây ức chế enzyme cần thiết cho quá trình sinh và phát triển của lông, qua đó làm cho sợi lông không phát triển tiếp tục, thoái hóa và rụng đi. 

Vaniqa được sản xuất dưới dạng kem 5-15%, bôi lên vùng da cần triệt lông 2 lần/ ngày, liên tục trong 4-8 tuần. Đây là phương pháp sử dụng thuốc để triệt lông một cách đơn giản, an toàn, có hiệu quả và đã được FDA cấp chứng nhận.

Triệt lông bằng kem đặc hiệu. Nguồn: Internet

Huyền Trang