“Chửa là cửa mả” – Đây là câu nói dân gian truyền miệng về phụ nữ mang bầu của các cụ ta để lại. Nó nói lên sự nguy hiểm và vất vả của phụ nữ khi bước vào thời kỳ sinh đẻ với rất nhiều nguy cơ ấp đến.
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, phụ nữ còn đối diện với vấn đề Trầm cảm sau sinh được coi như một “sát thủ thầm lặng” với họ. Hãy cùng chúng mình tìm hiểu 13 dấu hiệu để nhận biết sớm trầm cảm sau sinh nhé!
Trầm cảm sau sinh được định nghĩa là bệnh trầm cảm gặp ở phụ nữ, khởi phát trong vòng 30 ngày sau khi đẻ con. Nó có thể kéo dài hàng tuần, hàng tháng hoặc hàng năm nếu không được điều trị. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trầm cảm sau sinh, tuy nhiên 2 nguyên nhân chính được đề cập ở đây bao gồm:
– Sự thay đổi hormone estrogen và progesterone ở nữ giới khi mang thai và những ngày đầu sau sinh giảm mạnh một cách đột ngột, dẫn đến các vấn đề về sức khoẻ tâm thần.
– Các yếu tố về cảm xúc, sự mệt mỏi và các tác nhân gây căng thẳng trong cuộc sống sau khi sinh em bé.
Sự thay đổi hormone estrogen và progesterone ở nữ giới khi mang thai là một trong những nguyên nhân gây lên trầm cảm sau sinh
Dưới đây là các dấu hiệu:
– Khí sắc trầm: Khí sắc ở đây là vẻ mặt của phụ nữ sau sinh. Phần lớn thời gian sau sinh, họ có vẻ mặt buồn bã, đơn điệu, ít thể hiện cảm xúc thái độ của mình trong cuộc sống hàng ngày.
– Mất mọi quan tâm, thích thú trong các hoạt động hàng ngày. Điều này được thể hiện qua việc không còn hứng thú với sở thích cá nhân chính bản thân mình nữa kể cả với món ăn yêu thích hay việc hay làm.
– Thường xuyên mệt mỏi. Cơ thể người phụ nữ luôn trong trạng thái không được khoẻ, uể oải, mệt mỏi.
– Giảm sự tập trung chú ý. Khó tập trung làm một việc, không học được một việc gì mới hoặc một kiến thức mới. Bên cạnh đó là giảm trí nhớ tạm thời, hay quên vặt.
– Giảm tính tự trọng, sự tự tin và khó khăn trong việc đưa ra quyết định. Người phụ nữ tự ti về mình như nghỉ sinh nở không làm ra tiền là gắng nặng cho chồng, cho gia đình, tự ti về cả cân nặng của con hay của bản thân.
– Có những suy nghĩ về tự buộc tội bản thân về những việc không phải do họ. Những suy nghĩ này thường do phụ nữ phải nghỉ việc khi sinh con nên không có thu nhập, là gắng nặng của già đình, hay thường có suy nghĩ về việc do mình không chăm con tốt nên cân nặng của con hay sự phát triển của con không bằng con người khác.
– Bi quan. Mọi sự vật, sự việc thông qua góc nhìn của người phụ nữ lúc này đều không tốt, có thể thất bại, tương lại ảm đạm và không còn bất cứ sự khởi sắc nào.
Bắt đầu có ý tưởng và hành vi tự sát. Người phụ nữ lên kết hoạch cho việc sẽ tự sát như uống thuốc, thắt cổ hay nhảy cầu. Đơn giản hơn là bắt đầu nói về những vấn đề này trong những cuộc trò chuyện hàng ngày.
– Có ý tưởng và hành vi gi.ết con của mình. Người phụ nữ luôn nghĩ rằng việc sinh ra người con là nguyên nhân cho mọi việc, đổ lỗi cho việc sinh con. Hoặc hay nói về việc giá như không sinh con thì sẽ như nào, mọi việc sẽ tốt hơn nếu không có đứa bé này.
– Rối loạn giấc ngủ. Khó vào giấc ngủ, ngủ chập chờn không sâu giấc hoặc rất muốn ngủ nhưng thể ngủ được là những triệu chứng gặp phải vào lúc này.
– Giảm cảm giác ngon miệng kể cả những món mình thích ăn trước đây cũng không tạo cảm giác muốn ăn.
– Buồn bã và hay khóc. Thường hay kể với chồng hoặc người thân về việc luôn cảm thấy buồn trong thời gian này, lúc này người phụ nữ dễ khóc.
– Lo âu nghiêm trọng và có thể có các cơn hoảng sợ. Việc lo lắng này có thể về em bé, về gia đình hoặc các vấn đề cuộc sống hàng ngày nhưng những sự việc này còn quá xa, không đáng phải lo lắng quá mức. Bên cạnh đó có thể xuất hiện cơn hoảng sợ với những sự việc không có thật hoặc lo nghĩ mà ra, sau những lúc đó người phụ nữ sẽ rất mệt, toát mồ hôi và mất nhiều năng lượng.
Trên đây là những dấu hiện khá điển hình để nhận biết người phụ nữ sau sinh liệu có mắc trầm cảm hay không? Hy vọng những người chồng và người thân trong gia đình biết rõ về nó để phát hiện sớm nó có xảy ra ở vợ mình hay con mình để có những phương án điều trị.